Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải trong luật pháp quốc tế và Việt Nam

Khái niệm và quy chế pháp lý đối với vùng tiếp giáp lãnh hải đã được đề cập cụ thể trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982)


Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải; tại đó, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tầu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 33).

Theo quy chế pháp lý của Công ước Luật Biển 1982, có thể hiểu: phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải bắt đầu được tính từ đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải - biên giới của quốc gia ven biển - hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng không quá 24 hải lý. Như vậy, đối với những quốc gia chỉ quy định phạm vi lãnh hải của mình rộng 3; 4 hoặc 5 hải lý, thì vùng tiếp giáp lãnh hải mà quốc gia đó được hưởng theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, có thể là 21 hải lý hoặc 20 hải lý hoặc 19 hải lý.

Nguồn gốc sự ra đời của vùng tiếp giáp lãnh hải xuất phát từ nhu cầu kiểm soát thuế quan, chống lại các hoạt động buôn lậu và đảm bảo an ninh trên vùng biển của các quốc gia ven biển.

quy chế pháp lý 1

Về chế độ pháp lý: Công ước Luật Biển 1982 quy định, quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp giáp lãnh hải, nhằm:

- Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;

- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển không có đầy đủ mọi quyền tài phán. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền, quy chế pháp lý như: tiến hành các biện pháp kiểm soát cần thiết, nhằm ngăn chặn sự vi phạm các luật hay quy định của quốc gia đó về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải của mình; trừng phạt sự vi phạm các luật và quy định đối với các lĩnh vực nói trên đã được thực hiện trong lãnh thổ hay lãnh hải của quốc gia đó. Các hành động tại vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự cho phép của quốc gia ven biển sẽ được coi là vi phạm pháp luật trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó, và vì vậy, quốc gia ven biển có quyền trừng trị sự vi phạm này. nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, nên quốc gia ven biển cũng có chủ quyền về khai thác, thăm dò các tài nguyên biển vì mục đích hòa bình ở vùng biển này. Ngoài ra, Điều 303 của Công ước Luật Biển 1982 còn quy định, đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ thì mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc

Đối với Việt Nam, trong tuyên bố ngày 12 - 5 - 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam đã nêu rõ:

Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát quy chế pháp lý cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.


Tuyên bố trên của Chính phủ nước ta về vùng tiếp giáp lãnh hải, sau này tiếp tục được khẳng định và cụ thể hóa trong Luật Biên giới quốc gia (2003) và các văn bản dưới luật khác; cho thấy, những quy định pháp lý vềvùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với những quy định trong Công ước Luật Biển 1982 về vùng tiếp giáp lãnh hải.
Xem thêm tại ĐÂY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét